Michael Kors tiến gần thỏa thuận 2 tỷ USD mua Versace

Cách đây hơn một năm, Michael Kors cũng trở thành chủ của hãng thời trang cao cấp Jimmy Choo với giá 1,2 tỷ USD.

Theo nguồn tin của Bloomberg, nhà sản xuất túi xách Michael Kors Holding đang tiến gần đến thỏa thuận mua lại công ty Gianni Versace SpA, chủ sở hữu thương hiệu thời trang xa xỉ Versace của Italy. Michael Kors có thể sẽ công bố thương vụ này ngay đầu tuần với giá trị của Versace khoảng 2 tỷ USD.

Bộ sưu tập xuân hè 2019 của Versace. Ảnh: Bloomberg

Continue reading “Michael Kors tiến gần thỏa thuận 2 tỷ USD mua Versace”

HDBank báo lãi hơn 2.000 tỷ trong 6 tháng đầu năm, gấp 2,3 lần cùng kỳ 2017

Trong hoạt động kinh doanh, lãi từ dịch vụ tăng đột biến nhất với mức tăng tới 172% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của HDBank tại thời điểm 30/6 chỉ 0,93% và nếu tính cả công ty tài chính tiêu dùng HDSaison thì nợ xấu là 1,31%. Khả năng sinh lời tiếp tục ở nhóm tốt nhất hệ thống.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank – HDB) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2018.

Theo đó, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế tới 2.063 tỷ đồng, tăng hơn 2,3 lần so với cùng kỳ 2017 – cũng là con số cao nhất từ trước tới nay của nhà băng này, và hoàn thành 52,5% kế hoạch của cả năm.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROEA) đạt 21,11% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) đạt 1,74% – thuộc top các ngân hàng có chỉ số sinh lời tốt nhất trên thị trường.

Trong hoạt động kinh doanh, lãi từ dịch vụ tăng đột biến nhất với mức tăng 172% so với cùng kỳ 2017. Thu nhập từ lãi thuần – phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu- tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thu nhập khác cũng tăng mạnh với nguồn thu đa dạng hóa.

HDBank cho biết có được kết quả này là nhờ ngân hàng đi theo chiến lược nâng tỷ trọng thu phí dịch vụ, bên cạnh nguồn thu từ tăng trưởng tín dụng, tối ưu hóa hiệu quả của mạng lưới hoạt động rộng lớn, bao gồm hơn 12.000 điểm cung cấp dịch vụ tín dụng thuộc hệ sinh thái HD Saison – công ty tài chính tiêu dùng do ngân hàng sở hữu một nửa vốn điều lệ.

Trong tổng lợi nhuận của HDBank hợp nhất 6 tháng đầu 2018, HD Saison đóng góp 400 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Hiện công ty tài chính tiêu dùng này đang phục vụ gần 5 triệu khách hàng; mạng lưới 12.548 điểm bán hàng – là công ty tài chính chính tiêu dùng có mạng lưới lớn nhất trên thị trường, đồng thời dẫn đầu về mảng cho vay xe máy.

Tính đến 30/6/2018, tổng tài sản của HDBank đạt gần 191.300 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 78,8% kế hoạch cả năm. Tổng huy động vốn khách hàng đạt 167.691 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 79,4% kế hoạch 2018. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 125.130 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2017 và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 80,3% kế hoạch 2018.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 13,6% – thuộc nhóm ngân hàng có hệ số CAR cao nhất.

Về chất lượng nợ, HDBank riêng lẻ có tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,93% trên tổng dư nợ, và nếu tính cả công ty tài chính tiêu dùng HD Saison thì ở mức 1,31%.

Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm ngân hàng mẹ đã phát triển thêm hơn 119.500 khách hàng cá nhân và trên 1.000 khách hàng doanh nghiệp, mở rộng thêm 16 điểm giao dịch lên tổng 256 điểm giao dịch trên toàn hệ thống; còn công ty HDSaison phát triển thêm 1046 điểm giao dịch.

Về nhân sự, ngân hàng đã tuyển thêm 1.043 nhân viên mới trong 6 tháng đầu năm, tăng lương cho 4.500 cán bộ nhân viên với mức dao động từ 5%- 25%.

Trong mối quan hệ với cổ đông, ngày 5/1/2018, 981 triệu cổ phiếu HDB của HDBank chào sàn HoSE. Qua 6 tháng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng từ khoảng 21,5% trong ngày đầu chào sàn lên hơn 27%. Ngân hàng đã thông qua về thực hiện việc chia cổ tức 35%, trong đó đã thực hiện bằng tiền 13% và dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 22% vào quý III/2018.

Một điểm đáng chú ý nữa là tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của HDBank đã nhất trí thông qua phương án sáp nhập PG Bank vào HDBank và dự kiến thương vụ này sẽ hoàn tất trong quý III năm nay.

Theo CafeF

Facebook Closes $19 Billion WhatsApp Deal

Facebook says it has wrapped up its landmark $19 billion acquisition of WhatsApp, a deal that was hashed out in Mark Zuckerberg’s house over the course of a few days in February and sealed over a bottle of Jonnie Walker scotch.

WhatsApp has continued to run its operation completely independently since then, but the closing of the deal marks the start of a gradual integration as Facebook gives the world’s biggest mobile messaging service legal and administrative support and — eventually, we can presume — finds new ways to monetize the company it spent more than Iceland’s GDP on.

WhatsApp founders Jan Koum and Brian Acton became billionaires last February when Facebook announced it was buying the company they had started five years ago for a jaw-dropping $19 billion. Having mostly shunned venture capital investments till then the founders had kept large stakes. Koum still had around 45% at the time of the deal, leaving the Ukrainian-born immigrant to pocket $6.8 billion and former Yahoo engineer Acton with $3.5 billion after taxes. WhatsApp founder Jan Koum now gets a seat on the Facebook board and will match Zuckerberg’s $1 salary.

Facebook will now award 177.8 million shares of its Class A common stock and $4.59 billion in cash to WhatsApp’s shareholders, it said in an SEC filing over the weekend, plus 45.9 million shares (restricted stock units) to WhatsApp’s employees to complete the deal.

Fortunately for those parties, the value of Facebook’s shares are now higher than they were when the deal was announced in February, notes Re/code’s Peter Kafka, making the deal worth around $21.8 billion.

The acquisition has gone through a few regulatory hoops, but it passed the final one last Friday when the European Union gave it the green light.

WhatsApp makes money by charging a $1 a year subscription in a handful of countries that have clear carrier billing systems and where credit card penetration is high, bringing in about $20 million in annual revenue, according to Forbes’ estimates. That’s not enough to justify a $19 billion price tag, so Facebook is almost certainly looking at other ways the messaging service could make money.

WhatsApp is the most globally diverse messaging service, with more than 600 million monthly active users from Europe to South America to Asia, so some kind of money transfer service for the world’s increasingly globalized workforce might be one way.

Facebook’s interest in the field of money transfer is well known. In April we reported that Facebook had been working since late 2013 on a European-wide money-transfer and storage service. Two months later it hired PayPal CEO David Marcus as head of the company’s “Messaging Products.” Then last week screenshots tweeted by a Stanford computer science student showed Facebook had already put elements of a payments infrastructure into place in Messenger for iOS, which had yet to be activated.

Forbes

Vừa mới đầu tư 1 tỷ USD vào Grab, Toyota đã thu về cả một mỏ vàng

Khoản đầu tư vào Grab của Toyota đã sinh lời nhanh hơn mức tưởng tượng.

Bằng việc bơm vào 1 tỷ USD cho công ty Grab, Toyota Motor Corp đã bắt đầu có được một cái nhìn toàn cảnh từ băng ghế sau của hàng chục chiếc xe ô tô đang chạy tại khu vực Đông Nam Á, theo dõi được tốc độ lái xe, quảng đường di chuyển và khoảng thời gian mà lái xe phải bỏ ra khi bị kẹt trong giao thông.

Hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản cho biết họ muốn lắp đặt các thiết bị theo dõi TransLog vào những chiếc xe của Grab để thu thập dữ liệu của các tay lái. Dữ liệu này sẽ trở nên cực kỳ quan trọng, khi mà họ đẩy mạnh mảng công nghiệp dịch vụ di động mà Toyota mới thành lập.

Egil Juliussen, giám đốc nghiên cứu tại IHS Markit chia sẻ: “Chỉ có những công ty cho thuê xe mới có dữ liệu tốt và rộng rãi trong mảng này, vì thế các nhà sản xuất ô tô muốn kết nối với các công ty đó.”

Grab hiện đang theo dõi hành vi lái xe thông qua ứng dụng riêng của hãng để tăng cường sự an toàn của lái xe khi tham gia giao thông. Họ thậm chí còn gửi email nhắc nhở về tốc độ và khả năng phanh xe cho các lái xe.

Anh Rennu Mahajan tại Singapore đã liên tiếp nhận được những email kiểu này từ Grab. Anh chia sẻ: “Với hệ thống này, họ luôn kiểm soát được tôi.”

Với Toyota, họ sẽ còn thu thập được nhiều giữ liệu hơn. Toyota đã bắt đầu thu thập dữ liệu thông qua TransLog kể từ năm 2016 trong những chiếc xe thử nghiệm hoặc xe bán ra cho các công ty taxi và các công ty cho thuê xe như Grab. Dữ liệu sẽ giúp Toyota có được cái nhìn sâu sắc trong quản lý, để phục vụ cho những dự án cho tương lai như dịch vụ nhà hàng di động, trả tiền theo mỗi lần dùng.

Thoả thuận mới nhất giữa Toyota và Grab được công bố vào tuần trước. Toyota sẽ được theo dõi một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nhiều hơn rất nhiều so với dữ liệu từ những chiếc ô tô cá nhân, những chiếc xe mà chỉ được sử dụng dưới 5% mỗi ngày, và chỉ di chuyển theo những cung đường lặp đi lặp lại hàng ngày.

Để đổi lại, Grab sẽ có thể mở rộng các dịch vụ của họ thông qua khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Toyota, khoản đầu tư lớn nhất từ một công ty sản xuất xe truyền thống cho một ứng dụng cho thuê xe.

Juliussen chia sẻ: “Sẽ có dữ liệu về xe, và sẽ có cả dữ liệu về dịch vụ, số khách hàng mà các lái xe có được, số dặm trung bình mà họ di chuyển, những địa điểm mà có nhiều người vẫy xe, v.v… Có được bức tranh toàn cảnh của tất cả các thành phố lớn tại Đông Nam Á, điều đó sẽ trở nên rất có giá trị.”

Toyota và Grab sẽ có thể sử dụng dữ liệu để hợp tác trong các dịch vụ sử dụng nhiều dữ liệu như chuẩn đoán xe hay cung cấp các gói bảo hiểm dựa trên khả năng điều khiển xe của lái xe.

Dữ liệu này cũng sẽ giúp Grab duy trì sự hiệu quả của mình trong việc bảo trì đội xe. Grab cho biết họ sẽ mở rộng sâu hơn vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà họ đang hoạt động trong hơn 200 thành phố. Grab cho biết họ muốn xây dựng một đội xe lớn nhất khu vực vào cuối quý thứ tư của năm 2018.

Chua Kee Lock, giám đốc điều hành của Vertex Venture Holdings tại Singapore, một trong những nhà đâu tư đầu tiên của Grab chia sẻ: “Chi phí bảo dưỡng xe, chi phí bảo hiểm, đó là những vấn đề thiết yếu cho những lái xe thuê.”

Các chuyên gia trong ngành cho biết Toyota cũng có thể mở rộng dịch vụ dữ liệu của họ cho các công ty vận chuyển khác như Didi Chuxing, Uber Technologies Inc và Amazon.

Ông Chua cũng chia sẻ: “Mối hợp tác này với Toyota sẽ giúp nền tảng của Grab trở nên “kết dính” hơn và sẽ đem lại cho lái xe ít động cơ để chuyển sang công ty đối thủ. Điều này sẽ đem lại lợi thế cho Grab về lâu về dài.”

CafeF, Tham khảo Reuters

Lo vỡ nợ, Phương Nam tính bán 12,5% vốn CGV giá 160 tỷ đồng

Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam muốn chuyển nhượng 12,5% vốn điều lệ Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với giá 160 tỷ đồng…

Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (mã chứng khoán PNC – HOSE) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng 12,5% vốn điều lệ Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với giá 160 tỷ đồng.

Continue reading “Lo vỡ nợ, Phương Nam tính bán 12,5% vốn CGV giá 160 tỷ đồng”

Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng

Kết quả biểu quyết toàn bộ Luật có 466 vị tham gia, 423 vị tán thành, 15 vị không tán thành và 28 vị không biểu quyết….

Kết quả biểu quyết Luật An ninh mạng.

9h52 phút sáng 12/6 Quốc hội bắt đầu biểu quyết Luật An ninh mạng.

Trước khi thông qua toàn văn Quốc hội biểu quyết riêng hai điều 10 và điều 26 đều nhận được sự tán thành của đa số.

Kết quả biểu quyết toàn bộ Luật có 466 vị tham gia, 423 vị tán thành, 15 vị không tán thành và 28 vị không biểu quyết.

Với 7 chương 43 điều, Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Xin ý kiến điều 10 và điều 26

Trước đó, theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 11/6/2018, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về điều 10 và điều 26 dự thảo Luật An ninh mạng.

Tính đến 16 giờ ngày 11/6/2018, Tổng thư ký Quốc hội đã nhận được 437 phiếu gửi lại.

Kết quả, với  Điều 10. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, số phiếu đồng ý: 392 (chiếm 89,70 %); số phiếu không đồng ý: 41 (chiếm 9,38 %); số phiếu ý kiến khác hoặc không có ý kiến: 4 (chiếm 0,92 %).

Với Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng, số phiếu đồng ý: 358 (chiếm 81,92 %); số phiếu không đồng ý: 73 (chiếm 16,70 %);số phiếu ý kiến khác hoặc không có ý kiến: 6 (chiếm 1,38 %).

Google và Facebook phải chuyển máy chủ ảo về Việt Nam

Với quyết định này của Quốc hội thì Google sẽ phải chuyển máy chủ ảo về Việt Nam.

Sau nhiều lần chỉnh sửa, khoản 3 và 4 điều 26 luật vừa thông qua quy định:

“3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều này.”

Tại cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra; đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia, báo cáo nêu rõ.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì hiện nay, Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hồng Kông và Singgapore. Nếu quy định của luật này có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Không xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo

Thảo luận qua hai kỳ họp của Quốc hội, không ít ý kiến lo ngại về sựu chồng chéo của Luật An ninh mạng với Luật An toàn thông tin mạng.

Trước khi đại biểu bấm nút, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẳng định phạm vi, mục đích điều chỉnh của luật này và Luật An toàn thông tin mạng hoàn toàn khác nhau, nhưng đều liên quan đến môi trường không gian mạng, nên đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các nội dung dự thảo luật này để không xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của Luật An toàn thông tin mạng và không gây khó khăn cho thực tiễn hoạt động.

Theo đó, luật quy định:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 10 về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cũng đã được chỉnh sửa cho rõ ràng, chặt chẽ hơn, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Liên quan đến điều 24 về kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, có ý kiến đề nghị bỏ khoản 1, cân nhắc trường hợp kiểm tra khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng tại khoản 2.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lược bỏ khoản 1, chỉnh lý quy định về kiểm tra tại khoản 2 cho chặt chẽ, cụ thể hơn, tránh lạm dụng, ông Việt cho biết.

Về đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng (điều 26), ông Việt cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đã chỉ đạo chỉnh lý quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức là “xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số”, còn xây dựng cơ chế xác thực thông tin là trách nhiệm của Bộ Công an.

Luật cũng quy định rõ trường cung cấp thông tin tại điểm a khoản 2 là để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng và chỉnh sửa quy định lưu vết thành lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý vi phạm tại điểm b khoản 2 cho rõ ràng, khả thi, tránh lạm dụng trong thực hiện.

Các lực lượng này nếu lợi dụng, lạm dụng quyền hạn đã bị nghiêm cấm tại khoản 5 điều 8, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh và nếu gây thiệt hại phải bồi thường như đã thể hiện tại khoản 7 điều 4 dự thảo luật trình Quốc hội thông qua, ông Việt khẳng định.

Theo VnEconomy

Sếp Viettel tại Tanzania bị bắt vì nghi gian lận thuế, hãng nói gì?

Giám đốc điều hành của Viettel tại Tanzania đã bị tòa án nước này triệu tập và lưu giữ vì nghi gian lận thuế. Viettel nói đó chỉ là cáo buộc một chiều.

Giám đốc của Halotel bị bắt vì bị cáo buộc trốn thuế. Ảnh: Tanzania Today .

Ngày 7/6, Reuters đưa tin các công tố viên Tanzania đã buộc tội giám đốc điều hành của 2 công ty điện thoại di động và 4 nghi phạm khác với tội danh gian lận thuế.

Nghi vấn trốn thuế

Trong 2 lãnh đạo kể trên có một người quốc tịch Việt Nam là ông Lê Văn Đại, 35 tuổi, Giám đốc điều hành Halotel Tanzania, doanh nghiệp thuộc sở hữu của Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel). Người còn lại mang quốc tịch Ai Cập là Sherif El Barbary, Giám đốc điều hành Zantel.

4 nghi phạm khác, có 2 người mang quốc tịch Trung Quốc và 2 người Tanzania.

Hiện tại, các nghi phạm đều chối bỏ mọi cáo buộc nhưng họ đã bị giam giữ để chờ xét xử.

Các nghi phạm được cho là “âm mưu gian lận trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng mạng”.

Họ cũng bị buộc tội “nhập khẩu và vận hành thiết bị liên lạc trái phép nhằm qua mắt hệ thống giám sát lượng truy cập viễn thông của chính phủ”.

Nhóm người này bị phát hiện khi sở hữu trái phép gần 300.000 thẻ SIM điện thoại di động chưa đăng ký. Các SIM được cho là từng gửi và nhận những tin nhắn văn bản quốc tế.

Viettel: “Cáo buộc một phía”

Phản hồi về thông tin này, Viettel cho biết thông tin nhà mạng Halotel có liên quan đến vụ việc này là cáo buộc một phía và chưa có kết luận chính thức từ tòa án Tanzania.

Số lượng 300.000 SIM nghi ngờ để sử dụng cho mục đích gian lận cước là do nhóm người nước ngoài thu mua từ hệ thống đại lý phân phối của nhà mạng. Halotel không trực tiếp bán SIM cho đối tượng người nước ngoài bị tình nghi.

“Đối với việc nhập khẩu, lắp đặt và sử dụng các thiết bị viễn thông nghi ngờ liên quan đến gian lận cước và qua mặt chính quyền quản lý là do nhóm người nước ngoài đang bị giam giữ thực hiện không liên quan đến Halotel”, thông cáo của Viettel khẳng định.

Nhà mạng quân đội nhấn mạnh sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra của cảnh sát và tòa án nước sở tại. Halotel đang tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ sự việc, đồng thời đã thuê công ty luật có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các trường hợp tương tự.

“Hiện tại Halotel có đầy đủ các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Lê Văn Đại và thương hiệu Halotel trước các cáo buộc của tòa án”, Viettel khẳng định.

Tanzania là thị trường tăng trưởng hàng đầu của Viettel trên thế giới. Ảnh: Viettel.

Theo báo cáo, Viettel đầu tư vào Tanzania từ năm 2004 với khoảng 800 triệu USD. Sau 3 năm hoạt đông, Halotel là nhà mạng lớn thứ ba tại Tanzania. Doanh thu của Halotel năm 2017 đã tăng trưởng 65% (mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường mà Viettel đầu tư). Halotel cũng tiết kiệm chi tiêu được gần 7 triệu USD trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tại Tanzania, tình trạng trốn thuế được coi là một vấn nạn. Tổng thống Tanzania John Magufuli đã sa thải người đứng đầu cơ quan viễn thông nhà nước vào năm 2016 vì giám sát yếu kém để xảy ra thất thu thuế tới 180 triệu USD mỗi năm kể từ năm 2013.

Sau khi nhậm chức vào năm 2015, ông Magufuli đã phát động chiến dịch chống tham nhũng và cam kết chấm dứt sự trốn thuế của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực khai thác mỏ và viễn thông.

Những đơn vị khai thác di động lớn ở Tanzania hiện có Vodacom Tanzania, một chi nhánh của Vodacom Nam Phi, Tigo Tanzania, trực thuộc Millicom của Thuỵ Điển và Bharti Airtel Tanzania.

Những năm gần đây, lĩnh vực viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh ở Tanzania đã gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh chính phủ nước này thắt chặt quy định. Trong đó đáng chú ý phải kể đến yêu cầu một công ty viễn thông phải niêm yết ít nhất 25% cổ phần trên thị trường chứng khoán địa phương.

Theo Zing News

Quỹ ngoại Singapore rút khỏi Vinasun

Do hoạt động kinh doanh liên tục sa sút, quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã bán toàn bộ 5,4 triệu cổ phiếu nắm giữ tại Vinasun.

Thua Grab, quỹ ngoại rút khỏi Vinasun. Ảnh minh họa

Quỹ đầu tư GIC Pte Ltd của Chính phủ Singapore là một trong những quỹ ngoại hoạt động năng nổ nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện tại, quỹ này nắm giữ vốn tại rất nhiều DN lớn của Việt Nam, như 5,43% vốn tại Tập đoàn Masan; 5,01% cổ phần tại Tập đoàn PAN; 3,04% vốn tại Tập đoàn FPT, 7,96% vốn tại hãng taxi Vinasun…

Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quỹ đầu tư này cho biết đã bán toàn bộ 5,4 triệu cổ phiếu VNS, tương đương 7,96% vốn Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun).

Trước đó, Government of Singapore đầu tư vào Vinasun từ tháng 8/2014, với giá trị khoảng 200 tỷ đồng (tương đương 45.000 đồng mỗi cổ phần). Với mức giá thoái chưa tới một nửa so với giá mua vào sau điều chỉnh, quỹ đầu tư này ước tính chịu lỗ gần 120 tỷ đồng.

Động thái thoái vốn khỏi Vinasun của cổ đông ngoại Government of Singapore diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh của hãng taxi này liên tục đi xuống, cùng với đó là giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh.

Mặc dù ban lãnh đạo khẳng định DN này đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất từ khi thành lập, công ty mới đây vẫn thông qua việc cắt giảm kế hoạch năm thứ tư liên tiếp.

Năm 2018, Vinasun đặt mục tiêu tổng doanh thu xấp xỉ 2.160 tỷ đồng, giảm khoảng 1.070 tỷ đồng so với thực hiện năm trước. Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ vận tải và nhượng quyền thương mại dự kiến đóng góp 2.000 tỷ đồng, phần còn lại đến từ thanh lý tài sản.

Với kế hoạch doanh thu giảm mạnh do vấp phải sự cạnh tranh thị phần quyết liệt từ các hãng taxi công nghệ, công ty cũng dự báo lợi nhuận sau thuế giảm phân nửa so với năm trước, xuống còn 95 tỷ đồng và trở thành mức thấp nhất trong vòng chín năm trở lại đây.

Kết quả đi xuống cùng với việc chưa tìm ra hướng kinh doanh phù hợp đã khiến cổ phiếu VNS liên tục giảm thời gian qua. Hiện, VNS chỉ được giao dịch với giá dưới 14.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 3 lần so với đỉnh giá năm 2014, và giảm hơn 40% trong vòng 1 năm qua.

Sau khi GIC thoái toàn bộ vốn, cổ đông lớn nhất của Ánh Dương vẫn là ông Đặng Phước Thành – Chủ tịch HĐQT công ty với 24,92% vốn nắm giữ, tiếp đến là quỹ Tael Two Partners Ltd sở hữu 12,4 triệu cổ phiếu, tương đương 18,3% vốn DN. Ông Đặng Thành Duy – Phó tổng giám đốc Vinasun, con trai ông Thành, nắm giữ 7,97% vốn tại đây.

KTĐT