Cuộc chiến chuỗi cafe: Phúc Long, Starbucks tăng tốc, The Coffee House đột ngột lỗ lớn, Trung Nguyên đều đặn lỗ

Các chuỗi cà phê đang ăn nên làm ra trong nhiều năm trở lại đây, hưởng lợi từ sức tăng trưởng ấn tượng của toàn thị trường. Mở rộng liên tục hiện doanh thu của Highland Coffee đã gần bằng 3 chuỗi xếp sau cộng lại.

Continue reading “Cuộc chiến chuỗi cafe: Phúc Long, Starbucks tăng tốc, The Coffee House đột ngột lỗ lớn, Trung Nguyên đều đặn lỗ”

BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM QUÝ 2 VÀ 6 THÁNG 2019

▪ Tăng trưởng suy giảm trên nhiều nền kinh tế trong Quý 2/2019. IMF dự báo mức tăng trưởng
thế giới chỉ đạt khoảng 3,3% cho 2019. Giá dầu biến động bất thường trước những căng thẳng
ở Trung Đông vừa qua và những quyết định trái chiều của OPEC và Mỹ.
▪ Những quan ngại về kinh tế Trung Quốc ngày một cao khi tăng trưởng ở mức thấp, đầu tư toàn
xã hội giảm sâu. Chỉ số PMI và NMI suy giảm xuống mức thấp trong khi các gói hỗ trợ đã không
còn phát huy tác dụng.
▪ Bên cạnh đó, các quốc gia như Mỹ và châu Âu tạm dừng tiến trình “bình thường hóa” tiền tệ
trong năm 2019 do quan ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm. Nhiều khả năng Mỹ sẽ
giảm lãi suất trong tháng Bảy. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đang cố gắng tạo một loạt các
điều kiện thuận lợi để thu hút lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao
động nghiêm trọng.
▪ Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,71% (yoy) trong Quý 2/2019, thấp hơn so với mức tăng
ở Quý 1/2019 (6,79%). Tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ có dấu hiệu suy giảm trong sáu tháng đầu năm. FDI tiếp tục là khu vực đóng
góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.
▪ Về tình hình các doanh nghiệp, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm mạnh. Trong Quý 2,
cả nước có 38.514 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 484,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 30,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018 và tạo thêm 331,3 nghìn việc làm
mới.
▪ Lạm phát bình quân Quý 2/2019 tăng 2,65% (yoy), trong sáu tháng đầu năm tăng 2,64% – thấp
nhất trong ba năm trở lại đây, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho lạm phát tăng dần về
cuối năm vì giá lương thực, thực phẩm tăng do bệnh dịch, giá giáo dục tăng và giá năng lượng
biến động.
▪ Tỷ giá VND/USD tại NHTM biến động trong khi tỷ giá trung tâm tăng nhẹ. Tỷ giá giao dịch
VND/USD của NHTM tăng cao trong tháng Năm.
▪ Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam. Các chính sách liên quan đến lao động, chất lượng môi trường, sở hữu
trí tuệ, v.v. Những chính sách này cần được thay đổi nghiêm túc để đáp ứng những yêu cầu khi
tham gia Hiệp định.

SUMMARY
▪ During Q2/2019, the economic growth rates slowed down in many economies. IMF
forecasted that the economic growth would stay at only 3.3% in 2019. In addition, oil prices
fluctuated unpredictably owning to disagreements from US and OPEC and rising political
tensions in the Middle East.
▪ There are increasing concerns about China’s economy as its low economic growth and
considerably decreasing social investment. Besides. China’s PMI and NMI are going down
while growth-enhancing packages were no longer effective.
▪ Additionally, US and Europe have stopped the normalization of monetary policy due to
worries of its growth-declining impacts. It is possible that Fed will lower interest rate in the
next month, affecting significantly to the value of US dollar and its exchange rate.
Meanwhile, Japanese governments have been attracting foreign workers to compensate
their labour shortages
▪ In Q2/2019, Viet Nam’s economy grew at 6.71% (yoy), lower than the figure Q1/2019 at
6.79%. The growth in the agro-forestry-fishery, service and industrial sectors slowed down
in the first half of 2019. The FDI sector played crucial roles in economic growth through
exports.
▪ Regarding to business activities, the number of temporarily ceased enterprises decreased
significantly. In Q2/2019, there are 38,514 of newly established enterprises with 487.7
thousand millions of registered capital, up to 30.8% (yoy); and 331.3 thousand of new jobs.
▪ Inflation in Q2/2019 increased to 2.65% (yoy) and 2.64% (yoy) in the first half of 2019 –
the lowest levels in the three recent years. However, the inflation might increase in the near
future due to the rise of food prices and education-related fees and energy prices
fluctuations.
▪ The exchange rate of VND/USD in commercial banks fluctuated widely while the central
rate increased rapidly. The exchange rate of VND/USD in commercial banks increased
considerably in May
▪ The Free Trade Agreement between EU and Vietnam has created both challenges and
opportunities towards Vietnam. The country needs to improve labour conditions,
environmental standards, intellectual property rights, etc. in order to satisfy EC’s
requirements in the FTA.

DOWNLOAD BÁO CÁO

Đề xuất trao thêm quyền cho cơ quan kiểm toán

Chiều 20/2, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức hội thảo cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật KTNN năm 2015. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi lần này cần bổ sung quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN.

Chống đối, không hợp tác

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, sau 3 năm thi hành, Luật KTNN đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ông Hồ Đức Phớc dẫn dụ, qua đối chiếu thuế 2.969 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 43 địa phương, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.684,6 tỷ đồng.

Ông Phớc cho rằng, việc trốn thuế, chuyển giá đang trở nên nhức nhối, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước. Thời gian qua, KTNN đã phát hiện chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngoài, như Unilever, Sabeco…truy thu ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Tổng cục Thuế và 19 tỉnh, thành phố, KTNN kiến nghị xử lý về số liệu liên quan việc thực hiện hoàn thuế chưa phù hợp quy định 1.396 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Phớc, do nhận thức và áp dụng pháp luật của một bộ phận chưa thống nhất nên quan niệm “khi không là đơn vị được kiểm toán thì không chịu sự kiểm toán”. Từ đó, KTNN gặp không ít các trường hợp chống đối, không hợp tác, không chấp hành cung cấp tài liệu, KTNN kết luận, kiến nghị không thực hiện… Chính vì vậy, luật sửa đổi lần này cần quy định cụ thể đơn vị được kiểm toán để đảm bảo bao quát và phù hợp với đối tượng kiểm toán.

Bên cạnh đó, lãnh đạo KTNN cũng cho rằng, cần bổ sung quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN của đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có liên quan. Bởi thực tiễn vừa qua đã có những đơn vị được kiểm toán đã: Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; cản trở việc kiểm toán; che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính ngân sách… Đơn cử năm 2017, đã có 121 trường hợp không cung cấp tài liệu dẫn tới các đoàn kiểm toán không thể thực hiện kiểm toán được nội dung theo kế hoạch.

Đồng tình với đề xuất này, ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, việc xác định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực KTNN có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Chính phủ quy định các chế tài (khung tiền phạt) đối với từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định thẩm quyền xử lý các sai phạm và xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc KTNN.

Do không phải là cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, nên khi phát hiện các sai phạm, KTNN không thể tự xử lý mà chỉ được kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền khác xem xét, xử lý. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KTNN. “Việc quy định một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội và phải được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, hoặc Luật KTNN”, ông Sơn nêu quan điểm.

Bổ sung việc công khai, minh bạch

Đề cập vai trò phòng chống tham nhũng trong ngành kiểm toán, Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Luật Phòng chống tham nhũng đã có các quy định chung về trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các luật chuyên ngành phải cụ thể hóa quy định này. Hiện nay, Luật KTNN đã có các quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán là công khai, minh bạch và việc công khai các báo cáo, kiến nghị kiểm toán… “Quy định này về cơ bản là phù hợp, tuy nhiên cũng cần cân nhắc ngoài các nội dung nêu trên, có cần bổ sung các nội dung khác về công khai, minh bạch không?”, ông Cường nêu.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định về trách nhiệm giải trình khi báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật, giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.

Tuy nhiên, theo ông Cường, Luật KTNN mới chỉ quy định về trách nhiệm “giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội”. Do đó, cần xem xét việc sửa đổi, bổ sung quy định này để bảo đảm tính đồng bộ. Đồng thời, luật sửa đổi cần bổ sung quy định về nhiệm vụ của KTNN trong thực hiện trách nhiệm về phòng chống tham nhũng theo quy định.

– CafeF

Carmine Di Sibio elected as next EY Global Chairman and CEO; effective July 1, 2019

EY announces that Carmine Di Sibio has been elected the next EY Global Chairman and CEO, effective from 1 July 2019. Di Sibio will succeed current EY Global Chairman and CEO Mark Weinberger, who steps down on 1 July 2019.

Continue reading “Carmine Di Sibio elected as next EY Global Chairman and CEO; effective July 1, 2019”

Cựu nhân viên ngoại giao Canada bị bắt ở Trung Quốc sau vụ CFO Huawei

Một cựu nhân viên ngoại giao Canada bị bắt giữ tại Trung Quốc, 2 nguồn tin cho biết hôm 11.12. Đơn vị công tác hiện tại của ông này là nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) cho hay đang tìm cách để ông được thả an toàn và kịp thời.

Continue reading “Cựu nhân viên ngoại giao Canada bị bắt ở Trung Quốc sau vụ CFO Huawei”