Đề xuất trao thêm quyền cho cơ quan kiểm toán

Chiều 20/2, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức hội thảo cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật KTNN năm 2015. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi lần này cần bổ sung quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN.

Chống đối, không hợp tác

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, sau 3 năm thi hành, Luật KTNN đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ông Hồ Đức Phớc dẫn dụ, qua đối chiếu thuế 2.969 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 43 địa phương, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.684,6 tỷ đồng.

Ông Phớc cho rằng, việc trốn thuế, chuyển giá đang trở nên nhức nhối, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước. Thời gian qua, KTNN đã phát hiện chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nước ngoài, như Unilever, Sabeco…truy thu ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Cuộc kiểm toán chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Tổng cục Thuế và 19 tỉnh, thành phố, KTNN kiến nghị xử lý về số liệu liên quan việc thực hiện hoàn thuế chưa phù hợp quy định 1.396 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Phớc, do nhận thức và áp dụng pháp luật của một bộ phận chưa thống nhất nên quan niệm “khi không là đơn vị được kiểm toán thì không chịu sự kiểm toán”. Từ đó, KTNN gặp không ít các trường hợp chống đối, không hợp tác, không chấp hành cung cấp tài liệu, KTNN kết luận, kiến nghị không thực hiện… Chính vì vậy, luật sửa đổi lần này cần quy định cụ thể đơn vị được kiểm toán để đảm bảo bao quát và phù hợp với đối tượng kiểm toán.

Bên cạnh đó, lãnh đạo KTNN cũng cho rằng, cần bổ sung quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật KTNN của đơn vị được kiểm toán và của tổ chức, cá nhân có liên quan. Bởi thực tiễn vừa qua đã có những đơn vị được kiểm toán đã: Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; cản trở việc kiểm toán; che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính ngân sách… Đơn cử năm 2017, đã có 121 trường hợp không cung cấp tài liệu dẫn tới các đoàn kiểm toán không thể thực hiện kiểm toán được nội dung theo kế hoạch.

Đồng tình với đề xuất này, ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, việc xác định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực KTNN có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Chính phủ quy định các chế tài (khung tiền phạt) đối với từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định thẩm quyền xử lý các sai phạm và xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc KTNN.

Do không phải là cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, nên khi phát hiện các sai phạm, KTNN không thể tự xử lý mà chỉ được kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền khác xem xét, xử lý. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KTNN. “Việc quy định một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội và phải được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, hoặc Luật KTNN”, ông Sơn nêu quan điểm.

Bổ sung việc công khai, minh bạch

Đề cập vai trò phòng chống tham nhũng trong ngành kiểm toán, Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Luật Phòng chống tham nhũng đã có các quy định chung về trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các luật chuyên ngành phải cụ thể hóa quy định này. Hiện nay, Luật KTNN đã có các quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán là công khai, minh bạch và việc công khai các báo cáo, kiến nghị kiểm toán… “Quy định này về cơ bản là phù hợp, tuy nhiên cũng cần cân nhắc ngoài các nội dung nêu trên, có cần bổ sung các nội dung khác về công khai, minh bạch không?”, ông Cường nêu.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định về trách nhiệm giải trình khi báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật, giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.

Tuy nhiên, theo ông Cường, Luật KTNN mới chỉ quy định về trách nhiệm “giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội”. Do đó, cần xem xét việc sửa đổi, bổ sung quy định này để bảo đảm tính đồng bộ. Đồng thời, luật sửa đổi cần bổ sung quy định về nhiệm vụ của KTNN trong thực hiện trách nhiệm về phòng chống tham nhũng theo quy định.

– CafeF

Carmine Di Sibio elected as next EY Global Chairman and CEO; effective July 1, 2019

EY announces that Carmine Di Sibio has been elected the next EY Global Chairman and CEO, effective from 1 July 2019. Di Sibio will succeed current EY Global Chairman and CEO Mark Weinberger, who steps down on 1 July 2019.

Continue reading “Carmine Di Sibio elected as next EY Global Chairman and CEO; effective July 1, 2019”

Tổng Kiểm toán Nhà nước: Tin Unilever nợ 575 tỷ tiền thuế là chính xác

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định Unilever là một dẫn chứng cho việc cơ quan thuế để sót, để lọt nguồn thu và phải tiến hành truy thu thuế trong thời gian tới.

Continue reading “Tổng Kiểm toán Nhà nước: Tin Unilever nợ 575 tỷ tiền thuế là chính xác”

Bí quyết học hiệu quả trong nhiều giờ

Tip #1 – Lập thời gian biểu
Việc này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thực tế nhiều người học thường không lên kế hoạch thời gian học một cách rõ ràng. Do vậy, điều quan trọng nhất là cần phải lập kế hoạch trước hoặc ngay khi ngồi vào bàn học.

Continue reading “Bí quyết học hiệu quả trong nhiều giờ”

4 tips để thành công trong công việc

 

#1: TRỞ THÀNH NGƯỜI MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG MONG ĐỢI

Việc này không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình để đạt được. Có những bạn, suốt mấy năm đại học, đã cất công sưu tập cả một seri bằng cấp và kinh nghiệm. Tuy nhiên, đến khi gặp nhà tuyển dụng, lại vẫn cứ trượt. Lý do đơn giản là những bạn ấy đã dồn hầu hết công sức để chuẩn bị những thứ mà nhà tuyển dụng không cần đến.

Continue reading “4 tips để thành công trong công việc”

Tổng quan về Big 4(Kỳ 1)

Đối với dân Kinh tế nói chung, Big4 (gồm: Ernst & Young, PwC, KPMG và Deloitte) hẳn là khái niệm vô cùng quen thuộc. Nhóm 4 công ty này có mặt ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn rủi ro và kiểm soát,…

Continue reading “Tổng quan về Big 4(Kỳ 1)”

Quy trình tuyển dụng tại các công ty kiểm toán Big 4

Hàng năm, các công ty Big4 thường có hai kỳ thi tuyển: Kỳ thi tuyển thực tập sinh (Internship) vào tháng 8 & 9 và kỳ tuyển nhân viên chính thức (Staff/Associate) vào tháng 3 & 4. Quy trình tuyển dụng thường sẽ gồm 4-5 vòng.

Continue reading “Quy trình tuyển dụng tại các công ty kiểm toán Big 4”

5 điều cần nhớ để trở thành Kiểm toán viên chuyên nghiệp

Để trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp, trước hết bạn sẽ phải trải qua cuộc đời của một thực tập sinh. Và tất nhiên trước khi được nhận vào vị trí tiềm năng đó, bạn vẫn sẽ phải chăm chỉ học hành, “cày cuốc” thật nhiều. Làm gì có con đường nào trải sẵn đầy hoa hồng mà không phải cố gắng? Nhưng một khi bạn được lọt vào danh sách trúng tuyển thực tập kiểm toán, thì xin chúc mừng, bạn đã có cơ hội làm việc trong ngành nghề đang rất hot và có độ cạnh tranh khá cao hiện nay.

Continue reading “5 điều cần nhớ để trở thành Kiểm toán viên chuyên nghiệp”